Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cái giá đau đớn Châu Phi phải trả cho Trung Quốc
Có lẽ không có minh chứng nào cho câu nói “Trung Quốc đang dùng tiền mua cả thế giới” rõ nét hơn ở châu Phi, châu lục đang phải hứng chịu nhiều nỗi đoạn trường sau những thập niên nhắm mắt ồ ạt nhận viện trợ và đầu tư từ đất nước châu Á dân đông nhất hành tinh.

 



 


Tạp chí kinh tế Mỹ The Economist hồi trung tuần tháng 1-2015 thuật rằng: Trên khắp châu Phi, những chương trình tâm tình trên sóng radio đang tràn ngập những câu chuyện của người châu Phi, thường là đàn ông, than khóc vì bị mất vợ hay người tình vào tay những người đàn ông Trung Quốc giàu có. Một người đàn ông ở Kenya gần đây chia sẻ nỗi uất ức về “tình địch” từ Trung Quốc tới: “Hắn lùn và xấu như người lùn Pygmy, nhưng có nhiều tiền”. Đó là bộ mặt chung của nhiều nhà kinh doanh Trung Quốc tới châu Phi làm ăn.

 

Cho tới nay, Trung Quốc là đối tác thương mại nước ngoài lớn nhất của châu Phi, kim ngạch hàng hóa khoảng 160 tỷ USD một năm. Trong thập niên qua, có hơn 1 triệu người Trung Quốc, hầu hết là lao động phổ thông hay thương buôn, đã tới làm ăn ở Lục địa Đen. Cùng với mối giao hảo giữa các chính phủ châu Phi và Bắc Kinh ngày càng gia tăng, ngày càng có thêm nhiều con đường và mỏ khoáng sản ở đây được Trung Quốc xây dựng. Nói châu Phi đang bị “Trung Quốc hóa” hay là “lục địa thứ hai của Trung Quốc” - như tựa một cuốn sách của Mỹ - thì có phần quá đáng. Nhưng gọi châu Phi là “sân sau” hay “sân nhà” của Trung Quốc thì chẳng phải là suy diễn đâu.

 

Thật ra, sự bùng nổ phát triển của châu Phi đang thu hút nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới. Trung Quốc là nước “thập diện mai phục” từ trước. Cuối năm 2009, Trung Quốc bắt đầu cuộc “trường chinh” mới ở châu Phi trong bối cảnh châu Âu mỏi mệt và kiệt sức vì khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nhưng cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Đối thủ đáng gờm của Trung Quốc chính là Ấn Độ, nước châu Á đông dân thứ hai thế giới. Kim ngạch thương mại của Ấn Độ và châu Phi trong năm 2014 đã tới 100 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn cả Trung Quốc, và trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Phi, đẩy Mỹ xuống hàng thứ ba.

 

Trong những năm đầu, châu Phi choáng ngợp khi được Trung Quốc giúp xây dựng hàng loạt sân vận động, bệnh viện, đập nước, đường cao tốc... Nhưng họ cũng nhanh chóng thức tỉnh khi thấy gánh nặng nợ quốc gia ngày càng phình to và nảy sinh đủ thứ vấn đề từ môi trường tới lao động.

 

Thật sự, trong chiến lược phát triển của mình, Trung Quốc coi châu Phi là một thị trường tiêu thụ dễ tính cho hàng hóa “Made in China” và là nguồn cung cấp nguyên liệu, khoáng sản khổng lồ. Trung Quốc đổ hàng qua bán, lấy tiền mua tài nguyên thiên nhiên của châu Phi đem về.

 

Suy cho cùng, ngay cả người châu Phi - châu lục nghèo và kém phát triển nhất thế giới - cũng chịu không thấu với cách làm ăn của Trung Quốc. Làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan rộng khắp châu Phi. Người châu Phi ngày càng thêm ngờ vực các hãng Trung Quốc. Các nước phát triển kinh tế nhanh nhất ở châu Phi lại có khuynh hướng nghiêng về các ý tưởng thị trường tự do của phương Tây.

 

Coi mòi làm ăn hết thời, hay đã bòn rút được quá nhiều tài nguyên rồi, Trung Quốc đang lảng dần châu Phi. Thay vào đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa hứa hẹn sẽ đầu tư 250 tỷ USD vào châu Mỹ Latinh - sân sau của Mỹ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp (24-01-2015)
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
    Video IS đòi cắt cổ con tin Nhật Bản là ghép? (24-01-2015)
    Mỹ bắc ghế ngồi xem kịch hay giữa Nga-EU (24-01-2015)
    Hết hạn nộp tiền để chuộc 2 con tin người Nhật, IS vẫn im lặng (23-01-2015)
    Thế kẹt của EU giữa lợi ích và giá trị về Nga (23-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần cuối: Người dân TQ nghĩ gì về ông Tập? (23-01-2015)
    Phản ứng của Trung Quốc khi Triều Tiên chọn lại 'bạn' (23-01-2015)
    Vụ bắt cóc con tin người Nhật: IS im lặng khó hiểu! (22-01-2015)
    Về đâu mối quan hệ Nga-EU? (22-01-2015)
    Mỹ khen khéo cách Ấn Độ chống Trung Quốc (22-01-2015)
    Nga chỉ trích thông điệp liên bang của Obama (22-01-2015)
    Trung Quốc toát mồ hôi khi người dân gia nhập IS (22-01-2015)
    Tổng thống Obama: "Tôi luôn là người thắng cuộc" (22-01-2015)
    Phương Tây bị tố âm mưu phá hoại kinh tế Nga, lật đổ Putin (21-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 4: Ông Tập có 'vượt mặt' tiền bối? (21-01-2015)
    Ấn Độ Dương: Điểm nóng giữa Trung Quốc - Ấn Độ (21-01-2015)
    Vụ Charlie Hebdo: Ai thực sự là nạn nhân? (21-01-2015)
    Thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với châu Âu (20-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153165434.